Kết quả tìm kiếm cho "sạt lở kênh rạch nội đồng"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 358
“Vĩnh Tế” là tên gọi chính thức trong hồ sơ khoa học di tích, do vua Gia Long đặt khi cho đào kênh nối Châu Đốc đến Hà Tiên. Ngoài ra, dòng kênh lịch sử này còn có nhiều tên gọi khác, như: Sông Châu Đốc - Hà Tiên (trong thời gian thi công), Vĩnh Tế hà (khắc trên Cao đỉnh 1835, với ý nghĩa “bền vững lâu dài”), sông Vĩnh Tế (trong nhiều tư liệu lịch sử triều Nguyễn). Dù mang tên gọi nào, dòng kênh vẫn là chứng nhân lịch sử đặc biệt của vùng đất biên cương An Giang.
Xác định tầm quan trọng của đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển kinh tế, tỉnh đang nghiên cứu, đề xuất đầu tư các tuyến đường giao thông chiến lược, đảm bảo kết nối, liên thông sau sáp nhập, hợp nhất 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đi lại của tỉnh An Giang mới trong thời gian tới.
Ngày 25/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Kết luận 157-KL/TW, triển khai thực hiện nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính (ĐVHC). Việc hoàn tất sắp xếp cấp xã được yêu cầu trước ngày 15/7, cấp tỉnh trước ngày 15/8/2025. “Cuộc cách mạng” sẽ diễn ra trong vài tuần tới. Giai đoạn này, khối lượng công việc rất lớn, cần thực hiện song song, đồng bộ.
6 tháng đầu năm 2025, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) huyện An Phú tiếp tục phát triển, các chỉ tiêu đảm bảo tiến độ kế hoạch; công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người có công được quan tâm thực hiện. Huyện tổ chức tốt các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và địa phương; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới được giữ vững.
Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 13 vụ sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch, với tổng chiều dài 639m, ảnh hưởng 20 căn nhà. Ước thiệt hại về đất hơn 1,1 tỷ đồng.
Ứng phó thời tiết cực đoan là một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay, do biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, gây ra mưa bão, nắng nóng kéo dài, mưa lớn, hạn hán, lũ lụt, giông lốc bất thường… An Giang đã chủ động triển khai nhiều giải pháp, nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ an toàn cho Nhân dân.
Trước diễn biến thất thường của thời tiết, UBND huyện Phú Tân yêu cầu các địa phương, ban, ngành tăng cường tuyên truyền biện pháp ứng phó mưa giông kèm lốc, sét, mưa đá và sạt lở trên địa bàn.
Đầu mùa mưa năm 2025, tình hình thời tiết được dự báo sẽ diễn biến phức tạp với các hiện tượng cực đoan. Do đó, UBND tỉnh đề nghị các ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền biện pháp ứng phó mưa giông kèm lốc, sét, mưa đá và sạt lở, nhằm bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của người dân.
Sở dĩ dân gian quen gọi kênh chữ S, do đầu tuyến kênh có cây cầu bê-tông nối Quốc lộ 91 uốn lượn giống hình chữ S. Con kênh được đào sau ngày giải phóng, góp phần quan trọng trong điều tiết nước, lưu thông đường thủy nối liền từ sông Hậu cuộn chảy đến Hà Tiên.
Chủ tịch UBND huyện An Phú Trang Công Cường đã kiểm tra tiến độ thi công các công trình, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn, nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu, bảo đảm công khai, minh bạch và hiệu quả.
Đặc thù huyện Phú Tân là địa bàn cù lao có nhiều kênh rạch tự nhiên, nhiều cây cầu ván nhỏ hẹp đến nay đã xuống cấp, trở ngại cho việc đi lại của người dân. Trong bối cảnh ngân sách đầu tư hàng năm còn hạn chế, địa phương đã vận động nhiều nguồn lực đóng góp. Nhờ đó, số lượng cầu nông thôn tăng lên theo thời gian, tạo niềm phấn khởi cho người dân và khởi sắc cơ sở hạ tầng.
Để chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, ứng phó biến đổi khí hậu trong năm 2025, UBND tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương chủ động phương án, kế hoạch thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”, nhằm đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội ổn định, giữ vững quốc phòng – an ninh.